Làm mâm cỗ ngày rằm tháng giêng truyền thống đúng cách

Mâm cỗ ngày rằm hay lễ phật ngày rằm là một trong những nghi thức quan trọng nhất của người Á Đông, người xưa có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” chính là để nói nên tầm quan trọng của việc cúng ngày rằm hay còn gọi là tết nguyên tiêu.
Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể khác nhau nhưng đều là để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn. Dưới đây là mâm cỗ cúng ngày rằm đúng cách
- Chọn gà cần chọn gà mã đẹp, mào cờ tức là mào to và đỏ chót, gà phải là gà chưa đạp mái (gà trống hoa) hoặc gà trống thiến với ý nghĩa khỏe mạnh và tinh khiết, có lông màu lửa, đuôi đẹp, ức vươn lên, cựa mới nhú, lườn không nhọn để khi luộc lên con gà sẽ có tướng đẹp.
- Thứ hai là về bánh chưng tượng trưng cho sự vuông tròn của trời đất.
- Thứ ba là xôi gấc có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn trong năm mới cho gia chủ.
Mâm cỗ cúng gia tiên thường là mâm lễ mặn, khá giống mâm cỗ ngày Tết. Mâm cỗ mặn thường có 4 bát, 6 đĩa. Với nhà khá giả có thể có nhiều hơn. 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm. Tổng cộng là tròn 10 món.Về cơ bản thì hầu như mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng không khác nhiều so với Tết Nguyên Đán.
Theo ông cha truyền lại thì mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải sắm sửa mâm cao cỗ đầy. Với những gia đình không có điều kiện về thời gian, kinh tế thì "tùy tiền biện lễ", có thể dâng cúng đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng cùng với một khoanh giò, mong một năm đầu xuôi đuôi lọt, mọi sự hanh thông.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét